Gọi chúng tôi! 03 9687 5586
Hoặc gửi email info@ausjobnet.com.au
VietCareer Support
Trở về trang trước
Cách Tìm Được Việc Làm Như Ý
Ai trong chúng ta đều mong muốn có được một việc làm như ý để có thể làm trong công việc mình chọn một cách hăng hái và vui vẻ. Nhưng một câu hỏi đặt ra cho quý bạn là làm cách nào để có thể tìm được việc mà mình muốn.
1. Định Hướng Việc Làm Cần Xin:
Để tìm được việc làm như ý. Điều đầu tiên đó là quý bạn cần Định Hướng Việc Làm Cần Xin. Quí bạn cần biết:
§ Mình thích làm việc trong lĩnh vực nào?
§ Lĩnh vực đó có phải là lĩnh vực làm việc lâu dài mà bạn mong muốn không?
§ Công việc này có phù hợp với với kiến thức và trình độ học vấn hiện tại của bạn không?
§ Nếu không, vậy bạn có phải cần học một khoá ngắn hạn về ngành này trước khi đi làm hay không?
§ Sau khi học xong có cần xin đi làm kinh nghiệm trước khi được nhận chính thức hay không
§ v.v… và v.v…Những câu hỏi trên sẽ giúp quí bạn định hướng công việc cho mình để trước khi quí bạn bắt đầu đi tìm việc làm mà bạn mong muốn.
2. Tìm Nguồn Việc Làm Trong Lĩnh Vực Này:
Bước kế tiếp đó làm tìm nguồn việc làm. Tùy theo công việc mà nguồn việc làm sẽ khác nhau. Bạn có thể tìm trên những nguồn sau:
§ Trên các trang việc làm online trên internet như VietCareer, Seek, Gumtree, MyCareer v..v..
§ Trên các tạp chí địa phương hoặc cả nước
§ Trên đài phát thanh
§ Qua người thân, bạn bè, thầy cô.v.v…
§ Qua dịch vụ giúp đở tìm việc làm VietCareer Employment Services, Job Network
§ Qua dịch vụ Tuyển Dụng
§ Liên hệ trực tiếp tới chủ nhân qua điện thoại hoặc tới thẳng công ty để xin
§ Qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube, Linkin v.v...
3. Nộp Đơn Xin Việc Cho Việc Làm Mong Muốn:
Sau khi tìm được 1 công việc như ý, bước kế tiếp là làm sao có thể đến gặp được chủ nhân của công ty này để xin việc.
Có những việc làm bạn không cần phải nộp đơn xin việc, chỉ cần điện thoại hoặc tới gặp trực tiếp với chủ nhân công ty là được. Tuy nhiên có những việc làm đòi hỏi quý bạn phải cung cấp đơn xin việc. Sau đó mới được mời phỏng vấn. Nếu các bạn gặp trường hợp thứ 2 thì sau đây là những bước cần thiết để quý bạn có được cuộc phỏng vấn.
Để có nhiều cơ hội để chủ nhân muốn gặp quý bạn, quý bạn cần chuẩn bị tốt 1 bộ lý lịch xin việc gọi là Resume hay CV. Bộ lý lịch này sẽ bao gồm tất cã chi tiết của bạn như sau:
§ Họ, Tên, Địa Chỉ, Số điện thoại liên lạc, địa chỉ email (nếu có)
§ Bằng cấp và trình độ học vấn
§ Những giấp phép mà bạn hiện có: Bằng láy xe, bằng xe tải, bằng thông dịch…
§ Những việc làm trong quá khứ với đầy đũ chi tiết về chức vụ của bạn, tên công ty mà bạn đã làm, tháng và năm bạn đã làm ở đó, vai trò và trách nhiệm của mình trong vị trí đó. Nhớ để công việc gần nhất của bạn ở phí trên tờ lý lịch và công việc củ hơn ở bên dưới.
§ Sơ thích của mình: chơi đá banh, đọc sách, xem phim v.v...
§ Cá tính của mình: vui vẻ, thân thiện, trung thực,
§ Tên, chức vụ và chi tiết liên lạc của chủ nhân hoặc người quản lý trực tiếp của bạn trong những việc làm trước đây.
Một bộ lý lịch hoàn hảo là làm sao để có thể cung cấp được những chi tiết về mình cho chủ nhân một cách rỏ ràng, dể hiểu, đầy đủ và không dư. Dụng ý ở đây nghĩa là bạn chỉ cung cấp những chi tiết của mình để giúp đở cho đơn xin việc thành công. Có 2 điều lưu ý:
a) Những chi tiết không liên quan có thể ảnh hưởng không tốt cho đơn xin việc xin đừng để vào. Ví dụ: Bạn đang xin việc làm Thư Ký Văn Phòng, trong quá khứ bạn cùng lúc làm 2 việc bán thời gian là làm Thư Ký cho 1 văn phòng nào đó và làm công nhân trong 1 hảng khác. Bạn chỉ nên giử chi tiết công việc Thư Ký Văn Phòng trong tờ Lý Lịch mà thôi.
b) Không nên để quá nhiều việc làm trong quá khứ vào tờ Lý Lịch. Chû nhân thường tìm kiếm những nhân viên trung thành với công ty họ. Do đó họ rất chú ý đến thời gian làm việc của quý bạn trong mổi việc làm. Nếu bạn có quá nhiều việc với những thời gian rất ngắn dưới 1 năm thì họ sẽ nghĩ bạn là người không đáng tin cậy và sẽ từ chối hồ sơ xin việc của bạn.
Ngoài ra, Lê Sơn đề nghị bạn củng nên thảo 1 lá thư xin việc, dựa trên yêu cầu tuyển nhân viên của chủ nhân. Bạn nên liệt kê và cho chủ nhân thấy những kỹ năng, kinh nghiệm và bằng cấp của bạn phù hợp với yêu cầu của họ và tin tưởng rằng với những phẩm chất trên, bạn sẽ đem đến cho công ty của họ sự thành công và thịnh vượng.
Ở đây Lê Sơn chỉ gói gọn trong khuôn khổ của những việc làm bình thường mà thôi. Đối những việc làm ở vị trí cao như chức vụ Giám Đốc, Tổng Giám Đốc, Trưởng Phòng v.v..thì ngoài việc cung cấp tờ Lý Lịch, lá thư xin việc mà quý bạn còn cung cấp 1 tờ Giải Thích Những Yêu Cần Cần Tuyển. Bên phía chủ nhân, họ sẽ gởi cho bạn những yêu cầu và tiêu chuẩn cần tuyển. Tương ứng với từng yêu cầu, bạn phải đưa ra những ví dụ điển hình trong quá khứ mà bạn đã giải quyết thành công.
4. Chuẩn bị trước buổi phỏng vấn:
Chuẩn bị trước buổi phỏng vấn rất quan trọng vì đây là thời gian bạn tìm hiểu về công ty mà bạn định xin việc. Ngày nay phương tiện internet rất thịnh hành do đó việc tìm hiểu về 1 công ty tương đối dể dàng. Bạn chỉ việc mở trang internet và vào công cụ tìm kiếm Google rồi đánh tên công ty mình muốn tìm để mở trang đó ra. Những hiểu biết về công ty mình xin sẽ giúp bạn trả lời tốt cho những câu hỏi của chủ nhân nếu họ hỏi bạn có biết gì về công ty của họ hay không.
Tự đặt cho mình một số câu hỏi và tự trả lời. Tập trả lời 1 cách lưu loát, nếu đoạn nào không thông, bạn có thể lặp lại hoặc viết xuống giấy sau đó học thuộc lòng. Việc thực hành này giúp cho bạn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn. Dưới đây là một số câu hỏi thông dụng mà chủ nhân thường dùng:
a) Bạn có thể kể sơ qua về kết quả học tập và những công việc đã qua của bạn?
b) Những lý do nào dẩn đến việc bạn xin việc làm này?
c) Những việc làm gì mà bạn nghĩ có thể đóng góp vào sự phát triển của công ty chúng tôi?
d) bạn có thích làm việc chung vơí nhóm không? Cho ví dụ?
e) Xin bạn giải thích cách giải quyết khi bị áp lực trong công việc?
f) Hướng đi trong 3 hoặc 5 năm tới của bạn là gì?
g) Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Lưu ý trong câu trả lơì “điểm yếu của bạn”, không nên nói ra sự thật về những điểm yếu của mình chẳng hạn tôi không giỏi lắm về giao tiếp khách hang, hoặc đánh máy chậm v.v.. mà nói về những mặt tốt của mình ở dạng tiêu cực chẳng hạn “tôi có tật thích làm việc nhiều quá quên cả ăn uống”.
Bạn củng cần tìm hiểu về mức lương cho việc làm này là bao nhiêu, có những quyền lợi gì để trong buổi phỏng vấn quý vị có thể chủ động thương lượng lương bổng với chủ nhân.
Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu đường đi đến nơi phỏng vấn để không bị trể giờ, luôn luôn đến trước 15 phút để bạn có đủ thời gian thư giản trước khi vào buổi phỏng vấn. Nếu bạn đi bằng xe riêng, phải đậu nơi cho phép trên 2 tiếng vì nếu những nơi đậu 1 tiếng sẽ không đũ thời gian cho buổi phỏng vấn và xe bạn sẽ bị phạt hoặc bạn trong trạng thái hồi hộp, bồng chồn không tốt cho lúc phỏng vấn. Ngũ sớm ngày hôm trước củng giúp bạn khỏe và tinh thần minh mẩn, sắc mặt tươi tỉnh góp phần thành công cho buổi phỏng vấn.
5. Phỏng Vấn Qua Điện Thoại:
Ngày nay, phần lớn các công ty, thương vụ liên lạc qua người xin việc bằng điện thoại hoặc email hơn là gởi thư bằng đường bưu điện. Nếu chủ nhân liên lạc các bạn xin việc bằng điện thoại và muốn phỏng vấn với quý bạn bằng hình thức này, sau đây là vài lời khuyên:
a) Không đồng ý trả lời khi đang láy xe hoặc đang làm việc gì đó khẩn cấp.
b) Đang làm việc tại công sở
c) Nơi có nhiều tiếng ồn
d) Chưa chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lý lẩn kiến thức về công ty này
Lê Sơn đề nghị quý bạn không trả lời ngay mà nói là mình bị bận ngay lúc này, xin họ để lại tên, số điện thoại, lý do cuộc gọi và tên công việc bạn đã xin, xin phép họ cho bạn giờ gọi lại để chắc chắn là họ có thể trả lời vì chủ nhân các công ty hay nhân viên Tuyển Dụng rất bận rộn. Sau đó quý bạn tìm lại thông tin công việc bạn đã xin, đọc lại đơn xin việc, kiểm tra lại thông tin công ty mình xin việc và tinh thần của bạn hiện giờ ở trong trạng thái ổn định trước khi gọi lại chủ nhân. Nếu bạn quá hồi hợp, nên hít vào 1 hơi thở sâu rồi từ từ thở ra, lập lại nhiều lần tới khi bình tỉnh trở lại. Với cách ở trên bạn sẽ chủ động trong việc trả lời trong buổi phỏng vấn bằng điện thoại.
6. Phỏng Vấn Mặt Đối Mặt:
Một cái bắt tay chắc kết hợp với mắt nhìn thẳng vào chủ nhân, miệng mĩm cười để chứng tỏ cho người đối diện với bạn biết bạn là người có tính cương quyết và nghị lực.
Trong suốt quá trình phỏng vấn, nên cố gắng lắng nghe câu hỏi của chủ nhân và trả lời cho đúng. Nếu không nghe rỏ câu hỏi hoặc không hiểu nên hỏi lại vì nếu bạn không hiểu mà cố gắng trả lời thì sẽ sai ý. Lúc nói nên giử mắt nhìn vào người phỏng vấn. Trong trường hợp có nhiều người phỏng vấn, bạn phải di chuyển mắt nhìn tất cả mọi người để công nhận sự hiện diện và lắng nghe của họ. Có những câu hỏi “Có” hoặc “Không” xin bạn trả lời nguyên câu chứ không đơn thuần là “Có” hoặc “không”. Ví dụ: bạn có bằng láy xe không? Thì bạn phải trả lời: “có, tôi có bằng láy xe”.
Trong trường hợp chủ nhân không đề cập gì tới vấn đề điều kiện làm việc, lương bổng và những quyền lợi của việc làm thì bạn có thể hỏi họ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Lê Sơn thì các bạn không cần hỏi vội những chi tiết này. Khi họ đồng ý nhận bạn thì lúc đó là thời điểm để thương lượng các vấn đề này.
7. Kiểm Tra:
Bạn có thể được yêu cầu kiểm tra về văn, toán, trí thông minh, cảm xúc, đạo đức v.v…Do đó bạn phải ở trong tư thế sẳn sàng cho những bài kiểm tra này.
8. Kiểm tra Quá Trình Làm Việc Trong Quá Khứ:
Nếu trong trường hợp chủ nhân cần kiểm tra quá trình làm việc trong quá khứ của bạn, bạn xin phép chủ nhân cho bạn liên lạc lại với những công ty củ để xin phép trước khi chủ nhân này có thể liên lạc tới họ. Làm như vậy sẽ giúp các công ty củ không bị bở ngở mà sẽ giúp nói tốt về bạn.
9. Liên lạc lại chủ nhân:
Nên gọi điện thoại cho chủ nhân để biết được kết quả thế nào. Lê Sơn đề nghị bạn nên gọi sau 2 ngày làm việc. Bạn củng có thể gởi thư cho chủ nhân bằng email hoặc bằng đường Bưu Điện để hỏi về kết quả của buổi phỏng vấn. Những việc làm trên sẽ cho chủ nhân thấy nhiệt tình và long mong muốn của bạn hướng tới việc làm này như thế nào.
10. Được Việc:
Đây là kết quả cuối cùng mà bạn mong đợi. Bạn nên yêu cầu chủ nhân cung cấp cho bạn một bản Hợp Đồng Làm Việc có bao gồm tất cả những vai trò và trách nhiệm mà bạn phải thực hiện trong vị trí này. Bảng Hợp Đồng củng bao gồm thông tin về điều kiện làm việc, lương bổng và những quyền lợi của một người nhân viên.
11. khởi sự và Tập Huấn:
Những ngày đầu tiên với công ty mới sẽ đem đến cho bạn nhiều niềm vui củng như lo lắng vì không biết mình có làm được việc không. Để xoá đi những lo âu này, bạn phải tập trung vào học hỏi nhiều từ những nhân viên đang làm tại công ty này. Thông thường, các công ty cung cấp tập huấn cho các nhân viên mơí đến với công ty. Họ củng giới thiệu bạn về công ty của họ và những điều cần biết để bạn có thể làm việc tốt cho công ty của họ.
Trên đây là tất cả các bước để bạn có thể tìm được một việc làm như ý. Nếu có gì thắc mắc xin liên lạc với Lê Sơn ở info@vietcareer.com.au hoặc điện thoại số 1300 552 728. Rất cám ơn sự lắng nghe của quý vị.